Polyester hay gọi là vải Polyester là một trong những chất liệu vải được rất nhiều người ưa chuộng. Vải Polyester là loại vải tổng hợp, được sử dụng rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực như may mặc, thời trang …
Nếu so với các loại chất liệu được sản xuất từ thiên nhiên như vải cotton, modal hay tơ tằm thì vải Polyester lại bền, đẹp và giá thành rất cạnh tranh. Ngoài ra, vải Polyester còn có khả năng cách nhiệt tốt, rất khó bị phai màu cũng như chống nhăn, kháng bụi tốt.
Để tìm hiểu rõ hơn về vải Polyester là gì? Các công dụng của chất liệu Polyester cũng như các ưu nhược điểm của loại vải nhân tạo này thì hãy cùng #Dolotgiasi đọc bài viết dưới đây nhé!
📌 Vải Polyester là gì?
Vải Polyester bản chất là loại vải tổng hợp với cấu tạo từ Ethylene, có nguồn gốc từ dầu mỏ. Polyester có 4 loại sợi cơ bản: sợi filamennt, xơ, sợi thô và sợi fiberfill. Quá trình chế tạo ra Polyester là quá trình hóa học trùng hợp.
Ngoài 4 loại cơ bản thì sợi Polyester còn được phân loại làm 2 nhóm chính: Polythylene Terephthalate (PET) và Poly-1, 4-cyclohexylene-dimethylene terephthalate (PCDT). Loại sợi PET được sử dụng phổ biến trong việc ứng dụng vào đời sống con người do các đặc tính ưu việt như kháng khuẩn, chống nhăn.
Vải Polyester còn được phối trộn với các chất liệu vải từ thiên nhiên như cotton để gia tăng thêm độ bền chắc, hạn chế những nhược điểm mà loại vải Polyester còn tồn tại. Đây còn được gọi là loại vải Polycotton thường được sử dụng trong việc sản xuất đồ lót. Polycotton sẽ giúp vải thoảng khí hơn, hạn chế tình trạng nhăn cũng như chất vải bền hơn.
📌 Vải Polyester – Lịch sử ra đời và quy trình chế tạo
Chất Polyester được các nhà khoa học nghiên cứu và phát minh tại phòng thí nghiệm vào những năm 1930. Cho đến giai đoạn 1939 – 1941, các nhà khoa học người Anh đã áp dụng thành công để cho ra đời loại vải Polyester – chất vải tổng hợp đa năng và ưu việt.
Cho đến đầu năm 1946, người đầu tiên phát minh ra Polyester là DuPont đã mua bản quyền sản xuất và thương mại hóa loại vải Polyester này. Về mặt cơ bản, vải Polyester là sợi tổng hợp nên quy trình chế tạo đều là các phản ứng hóa học trùng hợp. Cụ thể như sau:
Bước 1: Quy trình trùng hợp.
Tại nhiệt độ 150 – 210 độ C, cho chất Dimethyl Terephthalate phản ứng cùng Ethylene Glycol trong môi trường có chất xúc tác. Sau chuỗi phản ứng chúng ta sẽ thu được hợp chất Monomer và cho phản ứng với Axit Terephtalic trong điều kiện nhiệt độ tăng lên đến 280 độ C.
Hợp chất cuối cùng thu được trong quá trình trùng hợp này chính là Polyester dạng nóng chảy. Mang chúng đi đùn vào khe hẹp để tạo thành các dải Polyester.
Bước 2: Quy trình làm khô Polyester nóng chảy
Các dải Polyester sẽ được sấy khô, làm mát cho đến khi Polyester trở nên khô và giòn. Quy trình tiếp theo sẽ là cắt nhỏ dải Polyester đó thành nhiều mảnh và tiếp tục quy trình sấy khô một lần nữa để đảm bảo sự đồng nhất của các sợi vải Polyester thành phẩm.
Bước 3: Quy trình đùn sợi Polyester
Tiếp theo, các mảnh nhỏ Polyester sau khi được cắt nhỏ sẽ bước vào quy trình đun nấu ở nhiệt độ 260 – 270 độ C, tạo thành dung dịch đặc sệt như siro. Dung dịch lỏng này sẽ được phun thành sợi và đùn qua các lỗ nhỏ. Tùy theo mục đích sử dụng mà hình dáng lỗ sẽ khác nhau, phổ biến nhất vẫn là lỗ hình tròn.
Kích thước của sợi vải Polyester sẽ phụ thuộc vào mật độ lỗ trong ổ phun. Các sợi nhỏ sẽ xoắn lại tạo thành các sợi đơn của vải. Giai đoạn này cũng là giai đoạn phối trộn các hợp chất với chất liệu Polyester nhằm gia tăng thêm công năng của sợi vải. Thông thường là phối trộn thêm các chất tĩnh điện, kháng cháy, kháng khuẩn …
Bước 4: Quy trình kéo sợi Polyester
Giai đoạn này quyết định xem độ dày và đường kính của sợi vải Polyester. Sau giai đoạn đùn sợi ở bước 3, sợi vải Polyester rất mềm nên có thể kéo dài rất nhiều lần so với kích thước độ dài ban đầu. Nếu chúng ta kéo sợi Polyester càng nhiều thì độ dày và đường kính càng nhỏ, độ mềm của sợi vải càng lớn!
Bước 5: Quy trình cuốn sợi vải Polyester
Sau khi đã kéo sợi đến độ dài mong muốn thì sợi vải Polyester sẽ được cuộn vào một ống vải nhằm chuẩn bị cho công đoạn khâu dệt vải và tạo thành sản phẩm chất lượng!
📌 Vải Polyester có tốt không?
Vải Polyester có tốt không – đây là các thắc mắc khi người dùng tìm hiểu và lựa chọn chất vải cho các trang phục của mình. Đặc biệt là đối với các bộ đồ nội y khi trang phục này tiếp xúc trực tiếp với vùng da nhạy cảm của các chị em. Vậy hãy cùng xem liệu vải Polyester có tốt không nhé!
-
Dễ dàng vệ sinh, làm sạch bề mặt vải.
Với đặc tính bề mặt vải Polyester bóng mịn và rất khó bám bẩn nên bề mặt sản phẩm làm từ Poly rất dễ dàng vệ sinh và làm sạch. Trong quá trình sử dụng, chúng ta có thể dễ dàng giặt giũ cả bằng máy giặt hoặc bằng tay mà không sợ ảnh hưởng đến chất lượng của vải.
-
Thích hợp cho việc nhuộm màu vải, độ bền màu cao.
Vải Polyester có khả năng nhuộm màu rất tốt. Chất liệu Polyester phối trộn với nhiều loại màu sắc khác nhau được ứng dụng nhiều trong việc sản xuất chăn ga gối hay quần áo.
Một số loại vải sau khi trải qua quá trình nhuộm tẩy thì độ bền chắc của sợi vải sẽ giảm. Tuy nhiên, với đặc tính cực kỳ bền và bám màu dai thì vải Polyester là một sự lựa chọn vượt trội, có thể chịu được tác động nhiều loại hóa chất nhuộm khác nhau mà vẫn bền chắc.
-
Khả năng chống nước, chống cháy ưu việt
Vải Polyester có nóng không? – Vải Polyester chống thấm hiệu quả không? Đây là các thắc mắc phổ biến về loại vải Poly mà chúng ta thường gặp. Vậy câu trả lời chính xác sẽ là “Không!”. Vải Poly với cơ cấu bề mặt là các sợi tổng hợp vô cùng thoáng khí và mềm mại. Giúp người mặc không bị cảm giác nóng nực.
Ngoài ra, vải Polyester còn có khả năng cách nhiệt tốt, có khả năng chống cháy vượt trội. Các bộ đồ bảo hộ, đặc biệt là trong ngành cứu hỏa đa phần làm từ các vật liệu vải Polyester vì khả năng chống cháy cao so với các chất liệu vải khác.
-
Khả năng chống nhăn cực cao
Bên cạnh khả năng chống cháy và nước thì bề mặt vải sợi Polyester còn có khả nănng chống nhăn tốt. Chúng ta có thể thoải mái vệ sinh, giặt áo quần mà không lo vải bị co dãn hoặc nhăn nhúm.
Chính vì đặc điểm nổi bật này mà các loại áo thun từ vải Polyester rất ít khi phải ủi. Lưu ý, sau khi giặt bằng máy giặt chúng ta nên lấy ra phơi ngay để tránh bề mặt vải bị hằn vết nhé!
-
Độ bền cao nhưng giá thành cạnh tranh
Đặc tính đáng lưu ý của vải Polyester chính là độ bền. Sợi vải Poly có thể chịu được sự tác động của các loại hóa chất mà không làm thay đổi đặc tính của mình. Bề mặt vải rất khó bị nấm mốc cũng như khả năng chống bào mòn cao.
Mặc dù sở hữu rất nhiều những đặc điểm ưu việt nhưng giá thành các sản phẩm từ sợi vải Polyester rất cạnh tranh. Một phần vì là sợi tổng hợp hóa học nên các nguyên liệu có mức giá thấp hơn so với các sợi vải từ tự nhiên. Vì vậy, các sản phẩm từ sợi Polyester sẽ dễ dàng đến tay người tiêu dùng.
📌 Nhược điểm của vải Polyester cần lưu ý!
Một nhược điểm mà chúng ta cần lưu ý về sợi vải Polyester chính là bề mặt vải khá dày và gây nóng tùy theo loại sản phẩm. Ngoài ra, sợi vải Polyester thường thấm hút mồ hôi kém và trọng lượng vải khá dày. Đôi khi sẽ gây khó chịu cho người mặc.
Một số ứng dụng của sợi vải Polyester cần phối trộn thêm một số chất liệu khác nhằm gia tăng tính thấm hút, làm nhẹ bề mặt vải cũng như độ thông thoáng. Mang lại cảm giác thoải mái cho người mặc!
📌 Cách nhận biết vải Polyester chính xác
Để nhận biết vải Polyester một cách chính xác và đơn giản, chúng ta có thể thực hiện một số phương pháp sau:
-
Sử dụng nước để biết vải Polyester hay không?
Hãy sử dụng một ít giọt nước hắt lên bề mặt vải. Nếu những giọt nước tạo thành hình khối nước và lăn trên bề mặt thì đây chính là tính năng chống thấm của vải sợi Polyester. Nếu vải không chống nước mà thấm hút nước thì có hai trường hợp: một là vải này đã có phối trộn với các hợp chất khác hoặc là không phải làm từ vải sợi Poly.
-
Quan sát bề mặt của vải
Bề mặt của vải Polyester thường mượt và trơn bóng. Các sợi vải được dệt đều nhau. Thường nhà sản xuất sẽ phủ thêm một lớp tráng bạc để gia tăng khả năng chống thấm hiệu quả.
-
Đốt vải và quan sát
Sử dụng một mẩu vải nhỏ và đem đi đốt. Nếu bạn nghe thấy mùi nhựa đốt thì đó chính là chất liệu vải PE.
📌 4 loại vải Polyester được ưa thích nhất năm 2021
-
Vải Polyester trắng.
Vải Polyester trắng hay còn gọi là PET (Polythylene Terephthalate) có độ bền chắc lớn. Do có màu trắng nên loại vải Poly PET thường được sử dụng đa dạng và rộng rãi trong nhiều dòng sản phẩm khác nhau. Tùy theo nhu cầu mà loại vải Poly trắng PET còn được phối trộn thêm nhiều chất liệu vải khác nhau. Phát huy tối đa khả năng chống thấm, chống nhăn và bụi bẩn.
-
Vải Polyester phối trộn với cotton.
Đây là sự kết hợp giữa sợi vải Polyester nguyên chất với sợi bông Cotton nguyên chất cùng một số sợi tổng hợp khác. Chất vải Polycotton sở hữu những ưu điểm vượt trội như: khả năng co giãn tốt, độ bền cao, dễ dàng vệ sinh và bám bụi thấp. Đi kèm với đó là giá thành vô cùng cạnh tranh.
-
Vải Polyester Canvas.
Loại vải Poly Canvas thường được dùng trong quần áo bảo hộ, balo hay túi xách. Với các đặc điểm nội trội như khả năng chống nước tốt, chống bám bụi và dễ dàng nhuộm màu theo yêu cầu của khách hàng.
-
Vải Polyester Kháng khuẩn.
Là loại vải sợi Polyester nguyên chất với khả năng kháng khuẩn cao nhất. Bên cạnh đó, quần áo từ vải Polyester kháng khuẩn còn chống nấm mốc tốt, hạn chế vi khuẩn hiệu quả.
📌 Cách vệ sinh, bảo quản chất liệu vải Polyester hiệu quả
– Khi vệ sinh các sản phẩm từ vải Polyester, chúng ta nên lộn trái quần áo nhằm hạn chế tình trạng xù lông và bay màu.
– Nếu có điều kiện nên sử dụng nước ấm thay vì nước lạnh như thông thường. Điều này sẽ bảo vệ chất vải, hạn chế tình trạng bay màu. – Không nên để chế độ vắt quá nhiều vòng vì có thể làm nhăn và dãn vải PE.
– Nếu áo làm từ vải Poly trắng thì nên ngâm với nước xà phòng 1 đêm trước khi giặt. Điều này sẽ loại bỏ hoàn toàn các vết bẩn gây mất màu trắng của áo.
– Nên bảo quản quần áo bằng vải Polyester ở nơi thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
❖ Vải Polyester là gì?
Vải Polyester bản chất là loại vải tổng hợp với cấu tạo từ Ethylene, có nguồn gốc từ dầu mỏ. Polyester có 4 loại sợi cơ bản: sợi filamennt, xơ, sợi thô và sợi fiberfill. Quá trình chế tạo ra Polyester là quá trình hóa học trùng hợp.
❖ Quy trình sản xuất vải Polyester như thế nào?
Gồm có 4 quy trình: Quy trình trùng hợp – Quy trình làm khô Polyester nóng chảy – Quy trình đùn sợi Polyester – Quy trình kéo sợi Polyester – Quy trình cuốn sợi vải Polyester
❖ Vải Polyester có tốt không?
Vải Polyester có nhiều đặc điểm nổi bật như khả năng chống nhăn tốt, chịu nhiệt và kháng nước, hạn chế bụi bẩn bám dính lên bề mặt vải hiệu quả!
❖ Nhược điểm của vải Polyester cần lưu ý?
Vải Polyester thường nóng, có độ dày lớn, khả năng thấm hút mồ hôi kém hơn so với các loại vải khác!
Tôi là Ngọc Thảo, là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực thời trang, tư vấn và chăm sóc sắc đẹp phụ nữ tại Việt Nam. Tôi từng tốt nghiệp ngành truyền thông tại Đại Học Văn Lang và từng học văn bằng 2 tại Trường Đại Học Parsons School of Design tại Mỹ (USA) chuyên nghành Thời trang.
Sứ mệnh của tôi là mang đến những sản phẩm áo ngực tốt, chất lượng và hợp thời trang cho chị em phụ nữ. Mang lại vẻ đẹp gợi cảm, quyến rũ và sự tự tin cho phụ nữ Việt Nam với những bộ đồ lót nội y chất lượng cao.
#dolotgiasi #ceongocthao